Bản vẽ kiến trúc là gì? Hướng dẫn chi tiết cách đọc bản vẽ kiến trúc

Bản vẽ kiến trúc là một phần quan trọng trong bộ hồ sơ thiết kế xây dựng. Khái niệm này khá quen thuộc với những người làm việc trong lĩnh vực xây dựng, thiết kế kiến trúc. Bản vẽ kiến trúc là gì? Những quy định và cách đọc bản vẽ kiến trúc là gì? Cùng Siêu Thị Bản Vẽ tìm hiểu trong bài viết dưới nhé!

Bản vẽ kiến trúc là gì?

Bản vẽ kiến trúc nhà ở là hồ sơ hoàn chỉnh về toàn bộ ngôi nhà, trong đó diễn giải về hình dáng, kích thước, chi tiết, kết cấu hoàn chỉnh của ngôi nhà. Thông qua bản vẽ mà các kỹ sư, nhà thầu biết được quy cách xây dựng một ngôi nhà, diện tích, các kích thước, cách bố trí ra sao của căn nhà đó.
 

bản vẽ kiến trúc là gì
Bản vẽ kiến trúc

Bản vẽ thiết kế kiến trúc nhà ở là một bộ hồ sơ từ 80 – 200 trang, gồm 3 phần chính: phần kiến trúc, phần kết cấu, phần điện và nước.

Phần kiến trúc

Phần này là kiểu dáng của ngôi nhà từ ngoài vào trong. Đầu tiên là mục phối cảnh mặt ngoài, ở phần này, chủ nhà sẽ hình dung được kiểu dáng, màu sắc phối với nhau như thế nào, vật liệu xây dựng sử dụng cho từng mảng,… Từ đó, chủ nhà sẽ thấy được ngôi nhà mình sau khi hoàn thiện.

Mặt bằng từng tầng: Đây là hình ảnh mặt cắt của ngôi nhà theo từng tầng, thể hiện vị trí, kích thước của từng mảng tường, cầu thang trong nhà. Bố trí các căn phòng trong nhà theo từng tầng, diện tích phòng cũng như hướng của các phòng với nhau. Trong đó sẽ có từng chú thích cụ thể để giúp chủ nhà xem và hiểu rõ ràng.
 

Bản vẽ kỹ thuật nhà phần kiến trúc
Bản vẽ kỹ thuật nhà phần kiến trúc

Phần kết cấu

Phần kết cấu sẽ bao gồm những yếu tố sau:

• Mở đầu hồ sơ là những ghi chú chung trong xây dựng như: lớp thép bảo vệ trong bê tông, khoảng cách thép chịu lực của dầm, móc thép chịu lực, cấu tạo đai cột và dầm,…
• Cấu tạo móng, mặt bằng móng: Phần này tùy thuộc vào đất và độ phức tạp của công trình để đưa ra những phương án thích hợp như móng cọc, móng đơn hay móng bè.
• Mặt bằng định vị cột và chi tiết cột: Phần này thể hiện được vị trí và khoảng cách của những cột với nhau.
• Kết cấu sàn tầng.
• Phần thống kê cốt thép.

Nhìn chung, hồ sơ kết cấu sẽ tính toán những vật liệu sắt thép, dầm, cột, cầu thang đẹp để bảo đảm cho ngôi nhà được vững chắc và an toàn.

kết cấu bản vẽ kiến trúc
Phần kết cấu của một bản vẽ kiến trúc

Phần điện, nước

Phần điện bao gồm: mặt bằng bố trí điện các tầng trong nhà, chiếu sáng và điều hòa thông gió, chống sét tầng mái và chi tiết những thiết bị điện như điều hòa, tủ lạnh, internet,…
Phần nước bao gồm: hệ thống cấp thoát nước của nhà vệ sinh, bếp, phòng giặt, phơi của các tầng. Ngoài ra còn có vị trí những đường ống cấp thoát nước và các công trình dưới ngầm.
 

Bản vẽ mặt bằng phích cắm của một công trình
Bản vẽ mặt bằng phích cắm của một công trình


Những quy định nét vẽ trong bản vẽ kiến trúc và kí hiệu:

Những quy định, ký hiệu thường gặp trong bản vẽ xây dựng cụ thể như sau:

Quy định về khung bản vẽ và khung tên trong bản vẽ thiết kế

Trong bản vẽ xây dựng, khung bản vẽ là hình chữ nhật, sử dụng để giới hạn phần giấy và thông tin trên đó. Khung bên ngoài là nét liền đậm, cách mép giấy sau khi cắt 10mm (khổ A0 và A1) hoặc 5mm (khổ giấy A2, A3 và A4). Thông thường, những bản vẽ sẽ được đóng thành tập, cạnh trái của khung cách mép tờ giấy 25mm để đóng giấy dễ dàng hơn.
Khung tên bản vẽ kỹ thuật có thể được đặt theo chiều dọc hoặc chiều ngang tùy thuộc vào cách trình bày của người thiết kế. Hầu hết khung tên sẽ được đặt ở  cạnh dưới và góc phải của bản vẽ. Trong đó, khung tên của mỗi bản vẽ thiết kế xây dựng phải được đặt sao cho chữ ghi trên đó có dấu hướng lên trên hay hướng sang trái để thuận tiện cho việc tìm kiếm và giữ cho bản vẽ không bị thất lạc.

 

quy định khung bản vẽ kiến trúc
Vị trí khung tên trong khổ giấy A4, A3


Tỷ lệ trong cách đọc bản vẽ thiết kế

Tỷ lệ của bản vẽ là tỷ số giữa kích thước đo trên hình biểu diễn và kích thước tương ứng ngoài thực tế. Tùy theo khổ bản vẽ, kích thước và mức độ phức tạp của đối tượng mà có thể chọn lựa một trong những tỷ lệ như: 1:5, 1:10, 1:50, 1:100, 1:200, 1:500, 1:1000 hay 1:2000. Tỷ lệ này tương ứng với những thông số như sau:

• Tỷ lệ 1:50.000 tới 1:2000 là phạm vi tỷ lệ bản vẽ nhỏ, được thu nhỏ lại rất nhiều so với thực tế. Tỷ lệ này thường áp dụng với các kích thước lớn như bản đồ, bản đồ đô thị, vùng hay những thị trấn nhỏ. Loại tỷ lệ này cũng được sử dụng trong quy hoạch đô thị, tổng thể hay những khảo sát quan trắc trên không.
• Tỷ lệ 1:1000 – 1:500 thường thấy khi cần tổng quan về công trình và vị trí của nó trong mạng lưới đô thị. Đặc điểm của tỷ lệ này là làm nổi bật những cơ sở hạ tầng và một số thành phần khác. Tỷ lệ này hữu ích cho những cuộc khảo sát về chiều cao công trình cũng như khu đất sử dụng.
• Tỷ lệ 1:250 – 1:200 thường tập trung cho mặt bằng, mặt cắt và mặt đứng trong những tòa nhà lớn. Thậm chí có thể xem xét tới những thành phần không gian và bố cục.
• Tỷ lệ từ 1:150 – 1:100 có thể sử dụng cho những phương pháp tiếp cận đầu tiên của các tác phẩm và công trình nhỏ. Trong trường hợp những tòa nhà lớn hơn, kiến trúc sư sẽ dự tính bản vẽ và mô hình chi tiết hơn, bao gồm những yếu tố cấu trúc và bố cục được xác định rõ ràng.
• Tỷ lệ 1:75 – 1:25 kết cấu, bố cục và sự liên hệ giữa các tầng hoặc cũng có thể phóng to từng căn phòng để chi tiết hơn với những thành phần cụ thể như hệ thống ống nước, điện hoặc kết cấu.
•    Tỷ lệ 1:20 – 1:10 là đại diện cho vật dụng nội thất, trình bày hoạt động của những thành phần cũng như cấu trúc, thể hiện chi tiết bản vẽ.
• Tỉ lệ 1:5 – 1:1 đòi hỏi việc truyền đạt những chi tiết kỹ thuật với độ chính xác cao hơn.
• Tùy vào quy mô công trình cũng như yêu cầu thực tế khi thiết kế để chọn ra tỷ lệ thích hợp. Tỷ lệ thường sử dụng nhất là 1:100 cho những hồ sơ thiết kế nhà, biệt thự hay nhà phố hiện đại.

Những ký hiệu thường gặp trong bản vẽ xây dựng

Cửa sổ, lỗ trống trong bản vẽ cũng có các ký hiệu riêng. Dưới đây là các ký hiệu thường gặp trong quá trình đọc bản vẽ xây nhà phần thô mà bạn nên nắm được.
 

Các ký hiệu vật liệu trong bản vẽ xây dựng mà bạn nên chú ý
Các ký hiệu vật liệu trong bản vẽ xây dựng mà bạn nên chú ý

 

Các ký hiệu thường gặp trong bản vẽ lát cắt xây dựng
Các ký hiệu thường gặp trong bản vẽ lát cắt xây dựng


Cách đọc bản vẽ kiến trúc

Bạn đang băn khoăn chưa biết cách đọc bản vẽ xây dựng và bạn muốn hiểu rõ những ký hiệu bên trong bản vẽ để có thể giám sát công trình thi công chuẩn xác nhất. Đừng lo lắng, bởi cách xem bản vẽ xây dựng không quá phức tạp và khó khăn. Chỉ với vài bước đơn giản là bạn có thể dễ dàng thực hiện ngay.

Một số thông tin cơ bản trên bản vẽ:
• Phần ghi chú gồm: lần nộp bản vẽ, những nội dung điều chỉnh và ngày nộp.
• Công ty xây dựng: Gồm có tên, địa chỉ và những thông tin cơ bản khác. Điều quan trọng nhất là phải có dấu mộc của công ty đó.
• Tên dự án và địa chỉ của dự án.
• Tên công trình.
• Đơn vị thiết kế: tên, địa chỉ, chức danh, ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu công ty.
• Hạng mục thực hiện: Đầy đủ chi tiết hạng mục, hạng mục thực hiện là kiến trúc hay sửa chữa.
• Tên bản vẽ.
•  Số hợp đồng.
•  Giai đoạn thực hiện.
•  Năm hoàn thành.
• Tỷ lệ bản vẽ.
• Ký hiệu bản vẽ.

Cách đọc bản vẽ xây dựng cơ bản bao gồm trình tự lần lượt 5 bước như sau:

Bước 1: Đọc bản vẽ tổng thể mặt bằng để nắm rõ các mối liên hệ giữa các hạng mục xây dựng trong công trình, không gian tổng quan và bắt đầu đọc từ tầng thấp lên đến tầng cao nhất. Cuối cùng là xem hết đầy đủ các phòng chức năng trong căn nhà.
Bước 2: Đọc bản vẽ xây dựng phối cảnh để có thể hình dung được tổng quát về ngôi nhà sau khi đã hoàn thiện.
Bước 3: Đọc bản vẽ xây dựng mặt đứng để có thể hiểu được sơ bộ về hình dáng thiết kế bên ngoài của ngôi nhà.
Bước 4: Đọc bản vẽ xây dựng mặt cắt để nắm rõ sự phân chia không gian mỗi tầng trong công trình của bạn.
Bước 5: Đọc bản vẽ xây dựng kết cấu, cần lưu ý đến các thông số như dầm, móng, cột, cầu thang,…

Cách đọc bản vẽ mặt bằng

Trong hồ sơ thiết kế, bản vẽ đầu tiên là mặt bằng. Đây chính là hình cắt bằng của các tầng với các mặt phẳng cắt nằm ngang và cách mặt sàn 1,5m. Mặt bằng của công trình bao gồm: phòng ngủ, phòng khách, phòng bếp, nhà vệ sinh, hành lang, cửa đi,…
 

bản vẽ kiến trúc mặt bằng nhà ở
Bản vẽ mặt bằng kiến trúc tầng nhà ở

Cách đọc bản vẽ mặt bằng

• Đầu tiên là kích thước chiều dài, chiều rộng của mỗi phòng.
• Kích thước, xác định vị trí và chiều rộng các lỗ nằm trên tường hoặc vách ngăn, chiều rộng các cánh thang,…
• Kích thước và chiều dày của tường, vách ngăn,…
• Kích thước ghi diện tích từng phòng (đơn vị là m2).

Cách đọc bản vẽ mặt đứng

Bản vẽ mặt đứng là hình cắt dùng mặt phẳng cắt song song với mặt phẳng hình chiếu đứng. Còn đối với công trình kiến trúc thì mặt đứng là hình chiếu thẳng góc với hình dáng bên ngoài của ngôi nhà. Bản vẽ này thể hiện vẻ đẹp về hình dáng, nghệ thuật, tỷ lệ cân đối giữa các kích thước và từng không gian của ngôi nhà.
 

bản vẽ kiến trúc mặt đứng
Bản vẽ kiến trúc mặt đứng của nhà 3 tầng

Khi đọc bản vẽ mặt đứng cần lưu ý những điểm sau để có cách đọc chính xác:

• Mặt đứng hướng ra phía nhiều người qua lại.
• Mặt đứng trục A-C hướng vào mặt tiền ngôi nhà.
• Mặt đứng trục 5-1 hướng vào phía bên phải ngôi nhà.
• Mặt đứng trục 1-5 hướng vào phía bên trái ngôi nhà.
• Hướng trục C-A là hướng nhìn từ phía sau ngôi nhà.

Cách đọc bản vẽ mặt cắt

Bản vẽ mặt cắt là hình cắt thu được khi dùng một hay nhiều mặt cắt tưởng tượng thẳng đứng, song song với mặt phẳng hình chiếu cơ bản cắt qua không gian trống ngôi nhà. Nếu mặt cắt được bố trí theo chiều dọc thì gọi là hình cắt dọc, ngược lại, bố trí theo chiều ngang thì gọi là hình cắt ngang.
Mặt cắt này giúp bạn xác định được chiều cao của các tầng, lỗ các cửa sổ và cửa ra vào,… cũng như vị trí và hình dáng kiến trúc ngang trang trí bên trong các phòng.

Cách đọc bản vẽ kết cấu

Trong bản vẽ kết cấu có các nét vẽ chủ đạo như sau:

• Cốt chịu lực vẽ bằng nét đậm (s đến 2s).
• Cốt đai, cốt phân bố vẽ bằng đậm vừa (2s).
• Đường bao quanh cấu kiện vẽ bằng nét mảnh (3s).

Khi đọc bản vẽ kết cấu cần chú ý:

Xem bố trí cốt thép trên hình chiếu chính rồi căn cứ vào số hiệu thanh thép để tìm vị trí của chúng trên các mặt cắt, từ đó bạn sẽ biết vị trí cốt thép của hình khai triển trong bảng kê.
Sau đó là các mặt cắt nên bố trí gần hình chiếu chính. Nếu mặt cắt được vẽ với tỷ lệ khác với tỷ lệ của hình chiếu chính thì nên ghi rõ tỷ lệ của mặt cắt đó. Ví dụ: bản vẽ kết cấu bê tông cốt thép được vẽ theo tỷ lệ 1:20, 1:50, 1:100.

Cách đọc bản vẽ phối cảnh

Bản vẽ phối cảnh trông giống như hình ảnh thực tế của công trình xây dựng, giúp bạn hình dung ngôi nhà của mình sau khi hoàn thiện.
Với công nghệ hiện đại và nhiều phần mềm khác nhau, các kiến trúc sư có thể tạo bản vẽ phối cảnh với màu sắc tự nhiên, tương tự như nhà thật của mình.

bản vẽ phối cảnh 3D mặt tiền nhà 2 tầng
Bản vẽ phối cảnh 3D mặt tiền nhà 2 tầng


Bản vẽ kiến trúc cung cấp rất nhiều thông tin cần thiết, giúp cho việc xây dựng nhà ở dễ dàng hơn. Chính vì thế mà việc thực hiện bản vẽ kỹ thuật nhà là hết sức cần thiết. 

Hãy liên hệ ngay với hệ thống Siêu Thị Bản Vẽ trên toàn quốc để được hỗ trợ, tư vấn về thiết kế xây dựng nhà ở. Truy cập Website: sieuthibanve.com để sở hữu ngay trọn bộ hồ sơ thiết kế chất lượng chỉ với 6 triệu đồng!

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến bài viết này của chúng tôi. Hy vọng bài viết này sẽ mang lại cho bạn những thông tin hữu ích.

Có thể bạn cũng thích
icon icon icon icon
icon zalo
messenger facebook